máy ép chậm philips

Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm Philips

Máy ép chậm Philips ngày nay được rất nhiều chị em nội trợ lựa chọn sử dụng làm nước ép tại nhà. Thế nhưng bạn đã biết cách sử dụng máy ép chậm đúng cách chưa? Sau đây là những lưu ý dành cho bạn khi sử dụng máy ép chậm Philips

máy ép chập Philips

Kiểm tra nguồn điện

máy ép chậm philips

Kiểm tra lại thiết bị và nguồn điện trước khi cho máy hoạt động để đảm bảo chắc chắn các bộ phận của máy đã được lắp ráp chính xác, đúng khớp với nhau và chỉ sử dụng máy trong tình trạng khô ráo, sạch sẽ để tránh chập điện hay cháy nổ.

Ép luân phiên các loại trái cây

máy ép chậm Philips

Bạn nên cho luân phiên các nguyên liệu theo thứ tự: Mềm trước, cứng sau. Việc cho các nguyên liệu mềm, ít xơ vào ép trước, rồi mới đến các loại rau củ cứng, nhiều xơ như cần tây, cà rốt,… sẽ giúp đẩy bã rau củ ra ngoài tốt hơn, tránh gây tắc nghẽn máy.

Cắt ngắn các loại rau củ có nhiều xơ

Những loại rau củ nhiều xơ như cà rốt, bí đỏ, táo,… bạn nên cắt nhỏ chúng hay tách miếng làm sao cho vừa miệng máy. 

máy ép chập Philips

Đặc biệt những loại rau lá như: cần tay, cải bó xôi, xả, các loại rau có nhiều xơ thứ dọc bạn cần cắt ngắn từ 1 – 3cm hoặc cuộn lại trước khi cho vào máy ép. Làm như vậy để xơ không bị dài quấn vào trục máy gây tắc, hỏng máy. Lưu ý: Với cây xả nên cắt ngắn vài mm.

Không cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng một lúc

máy ép chậm philips

Máy ép chậm Philips hoạt động theo nguyên lý nuốt và nghiền từng miếng nguyên liệu một cách từ từ. Vì thế bạn nên cho trái cây vào từ từ và chỉ cho lượng vừa đủ,bạn chỉ cần thả nguyên liệu cho trục máy tự cuốn rau củ vào, không nên ép, nhấn cùng lúc quá nhiều nguyên liệu vào họng máy, để tránh đùn ép nhanh gây kẹt nguyên liệu và bã thải không kịp thoát ra bị giữ lại sẽ gây tình trạng nghẽn ép không ra nước hoặc ít nước.

Loại bỏ hạt và vỏ

máy ép chậm philips

Những loại máy có công suất lớn cho phép ép luôn cả hạt và vỏ nhưng tốt nhất vẫn nên bỏ hạt, bỏ vỏ cứng trước khi ép để tốt cho máy và không làm ảnh hưởng tới mùi vị nước ép.

Đặc biệt những loại quả có hạt cứng và to như ổi, cóc, xoài,… cần bỏ hạt trước khi ép nhé

Làm mát nguyên liệu trước khi ép

Việc làm mát các nguyên liệu trước khi ép sẽ cho ra ít bã hơn và nhiều nước, nước ép sẽ cho ra hương vị thơm ngon hơn 

máy ép chậm philips

Lưu ý: 

Những loại nguyên liệu cứng như: cà rốt, dưa leo,… bạn không nên cắt nhỏ nguyên liệu cho vào máy việc này sẽ làm nguyên liệu bị khô, ép được ít nước hơn

Với bí đỏ, cà rốt, khoai lang, củ đậu,…nếu cắt trước để tủ lạnh thì cần ngâm cùng nước lọc rồi để cả hộp vào ngăn mát, để tránh bị khô cứng, cho ra ít nước hơn

Những loại rau lá như cần tây, các loại rau cải,… cần gói kĩ với giấy hoặc vải trước khi làm lạnh để tránh làm rau bị héo hoặc nhũn

Các loại trái cây không nên cho vào máy ép chậm Philips

Máy ép chậm không thể ép những nguyên liệu quá cứng như mía hay những loại rau củ quả có hàm lượng tinh bột cao như chuối, bơ vì dễ làm hỏng trục quay hoặc gây tắc nghẽn máy.

Không nên ép các loại trái cây mềm nhão như chuối, mít, mãng cầu, vì bã trái cây mềm sẽ bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc, không cho ra nước ép.

Vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng

Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng để các loại thịt quả và đường ngọt không khô cứng và bám chặt vào các chi tiết máy

máy ép chậm philips

Để vệ sinh máy ép chậm Philips được sạch nhất, bạn nên tháo rời các bộ phận ra khỏi thân máy và sử dụng bàn chải đi kèm máy để có thể chà được mọi ngóc ngách của máy. Đối với lưới lọc bã rau củ, bạn có thể ngâm trong nước ấm khoảng 15 – 30 phút, sẽ dễ làm sạch hơn nhé

Trên đây là tổng hợp những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm Philips. Bạn nên lưu lại những lưu ý này để bảo quản chiếc máy ép chậm của gia đình mình một cách bền bỉ nhất.